Trang sức đính kim cương có lẽ là niềm ao ước của mọi cô gái. Nếu như có cơ hội được mua một món trang sức có đính kim cương, bạn đừng để bản thân hoang mang khi đứng trước rất nhiều sự lựa chọn. Tự trang bị cho mình một vài kiến thức cơ bản về kim cương có lẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều, kể cả khi mua hay bán lại viên kim cương mình đang có (để mua viên kim cương giá trị hơn chăng). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được một cách sơ lược các quy tắc khi đánh giá kim cương nhé!
Kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo
Đúng vậy, kim cương cũng có thể được tạo ra mà không cần hoàn toàn xuất phát từ tự nhiên. Kim cương nhân tạo chủ yếu gồm 3 loại: kim cương bằng đá Cubic Zirconia, kim cương từ đá Moissanite và kim cương tổng hợp. Trong số đó, kim cương tổng hợp gần giống với kim cương tự nhiên nhất, thậm chí thợ kim hoàn đôi khi cũng nhầm lẫn giữa 2 loại kim cương này. Trên thị trường, giá của kim cương nhân tạo thấp hơn 30% so với giá của kim cương tự nhiên. Do vậy, để tránh tình trạng các nhà bán lẻ trộn kim cương nhằm kiếm lợi, những chiếc máy có thể phân biệt 2 loại kim cương này đã được bán ra. Khi đi mua kim cương, bạn hãy rất thận trọng để tránh bị mua nhầm; nên chọn các nhãn hàng bán trang sức uy tín, có thể kể đến như Barclays, Swarovski. Còn khi đem bán hoặc cầm trang sức, hãy tỉnh táo để người định giá không thể đánh giá thấp sản phẩm của bạn; nên chọn tiệm cầm đồ có chuyên gia định giá và uy tín. Camdotruongthinh2.com có thể nói là 1 trong số các tiệm cầm đồ như thế.
Đánh giá kim cương qua 4C
Trong giới chuyên môn, người ta thường định giá kim cương thông qua 4 chữ C, viết tắt của Color, Clarity, Cut và Carat. Cụ thể như sau:
Color grade (cấp độ màu)
Màu kim cương sẽ phản ánh giá trị của kim cương. GIA đã chia màu kim cương thành 5 cấp độ từ không màu đến vàng nâu nhạt. Cấp độ màu càng cao thì giá kim cương càng lớn. Các chữ cái từ D đến Z được GIA sử dụng để đánh giá màu kim cương, trong đó D là cấp độ cao nhất và Z là cấp độ thấp nhất. Vượt qua ngưỡng vàng nâu nhạt này, viên kim cương sẽ được tính giá theo giá trị kim cương màu.
Clarity grade (cấp độ tinh khiết)
Cấp độ tinh khiết thể hiện mức độ khó hay dễ nhìn thấy được tạp chất trong kim cương dưới độ phóng đại 10x. GIA chia cấp độ tinh khiết thành 5 nhóm với 11 cấp độ. Bắt đầu từ F (Flawless) đến I3 (Included). Độ tinh khiết càng cao giá trị càng tăng.
Cut grade (cấp độ mài)
Một viên kim cương không chỉ cần có độ trong suốt cao và màu sắc tinh khiết mà còn cần được mài dũa rất cẩn thận, bởi các góc mài ảnh hưởng rất lớn đến độ phản chiếu ánh sáng và tính cân đối của viên kim cương. Ở cấp độ này, GIA chia mức độ cắt mài thành 5 cấp từ Hoàn hảo đến kém. Bạn có thể đánh giá viên kim cương được mài tốt hay kém dựa vào độ lấp lánh của viên kim cương.
Carat weight (trọng lượng)
Khi đo lường một viên kim cương, đơn vị chuyên nghiệp được sử dụng là Carat. 1 Carat bằng 0,2 gram hay 200 miligram. Ngoài ra đơn vị Carat còn được qui đổi ra point đối với những viên kim cương nhỏ hơn 1 carat. 1 carat= 100 point. Một viên kim cương cắt mài chuẩn có trọng lượng 1 carat thì kích thước là 6.5mm. Trọng lượng càng lớn giá trị càng cao vì một viên kim cương lớn rất hiếm. Kim cương nhân tạo như kim cương tổng hợp thường có trọng lượng dưới 1 carat.
Còn nếu bạn đang sở hữu 1 viên kim cương thì việc bảo quản và giữ gìn nó là việc quan trọng nhất bạn cần làm lúc này. Việc bảo quản như thế nào sẽ được bật mí cho các bạn kì sau nhé!